Ngày đầu tiên thất nghiệp. Chả biết viết gì nên share lại bài cũ để lấy hứng viết tiếp.
Nhận diện quảng cáo nước nhà
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, ngành quảng cáo bỗng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong hoàn cảnh kinh tế đổi mới, ngành quảng cáo ở VN được coi là một ngành nghề mới (dù đã ra đời từ thời Thánh Gióng). Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn đến một vài khía cạnh nhỏ của ngành quảng cáo nước nhà.
• Các loại hình quảng cáo chủ yếu
Có hai loại cực phổ con mẹ nó biến trên thế giới là phăng-sờ-nồ (QC lý tính) và I-mâu-sờ-nồ (QC cảm tính). Ngoài 2 loại hình quảng cáo trên, ở nước ta còn phát triển thêm một loại cực con mẹ nó đặc biệt đó là loại E-ni-mồ (tạm dịch là “x”úc vật hay còn gọi là QC thú tính).
Chức năng nhiệm vụ của tất cả các loại hình quảng cáo thì cuối cùng cũng là kiếm xèng cho người bán sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên cách tiếp cận người tiêu dùng thì khác nhau tí tẹo.
- Phăng-sờ-nồ (QC lý tính): Dùng đặc tính ưu việt của dịch vụ, sản phẩm để lý luận và thuyết phục NGƯỜI TIÊU DÙNG.
- I-mâu-sờ-nồ (QC cảm tính): Dùng cách nói chứa chan tình cảm để cưa cẩm, tác động vào cảm xúc NGƯỜI TIÊU DÙNG.
- E-ni-mồ (QC thú tính – hay QC “x”úc vật): Kết hợp “xúc” (có yếu tố tình cảm) với “vật” (có yếu tố vật chất) nhằm làm rối loạn nhận thức của người tiêu dùng và bản thân người làm quảng cáo. Mục đích của loại quảng cáo này là LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI BÁN HÀNG, DỊCH VỤ (còn gọi là thỏa mãn thú tính của người bán hàng - brand).
Để hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của từng loại hình QC trên, ta hãy cùng xem vài ví dụ điển hình:
Quảng cáo 1: Băng vệ sinh MissJohn với công thức cực huyền bí chưa từng ai khám phá (ngoại trừ mấy nhà khoa học nổi tiếng, giỏi vãi tè mà chưa từng ai biết tên) nay đã có DHA, Choline với tỉ lệ chuẩn không cần chỉnh theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ. Tăng cường trao đổi thông tin của các tế bào não giúp bạn thông minh hơn.
Đây chính là loại quảng cáo Phăng – sờ - nồ. Đơn giản là vì quảng cáo này đã đưa ra những đặc điểm nổi bật, ưu việt để tác động vào lý trí của người tiêu dùng (công thức huyền bí có DHA, nhà khoa học, Hoa Kỳ, trao đổi thông tin giữa các tế bào não…v.v)
Quảng cáo 2: Xe máy Vestila – cho bé yêu cảm giác gì đó rất yêu thương và đầy thương yêu theo kiểu gì đó rất yêu thương theo kiểu thương yêu.
Đây chính là loại quảng cáo I – mâu – sờ - nồ. Những yếu tố “bé yêu”, “thương yêu”, “yêu thương”, “cảm giác”… được tung ra vô số lần với mục đích vô cùng thâm độc là làm cho trái tim người tiêu dùng thổn thức. Cần đặc biệt lưu ý khi dùng loại QC này ở VN! “Có yêu thì nói là yêu/ Không yêu thì nói một điều cho nhanh” – câu thơ này đã chỉ rõ ra rằng đối với người tiêu dùng VN, QC Cảm Tính nhất định phải có chữ “bé yêu”, “yêu thương”. Nếu bạn muốn làm một QC Cảm Tính mà lại không nói chữ “bé yêu” vào thì vứt mẹ nó quảng cáo đi cho rồi. “Gợi cảm” là một yếu tố tốt, nhưng đấy là nói ở bên Tây. Chứ còn bên ta thì “gợi” sẽ biến thành “huỵch toẹt”. Vì thế, ở thị trường Việt Nam, một QC Cảm Tính tốt, nhất định không thể thiếu yếu tố “huỵch toẹt cảm”.
Quảng cáo 3: Dầu gội đầu Ômônôtô – Công thức đặc biệt chứa vitamin Z, không còn dấu hiệu của tóc, bóng mượt như sư, được tổng hội phật giáo VN tin dùng, cho bạn cảm giác như có bé yêu xoa đầu bạn. Dầu gội đầu Ômônôtô – Dịu dàng như bé yêu. Lâu tiêu như đầy bụng. (lưu ý là câu Xì - lô - gần lúc nào cũng phải có vần (như thơ) để người ta “dễ nhớ” và tăng cường tính súc vật của QC). Ta có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố súc vật trong quảng cáo này. “súc”: Bé yêu. “vật”: lâu tiêu (hiểu theo lý tính: ý là lâu hết). Do đó, quảng cáo này có thể xếp vào loai QC E-ni-mồ.
Trên đây là nhận diện 3 loại QC phổ biến nhất ở nước ta (Tất nhiên, còn vô vàn loại quảng cáo khác mà chúng tôi không có tham vọng đề cập đến và hi vọng sẽ có dịp nói sâu hơn về những loại QC khác trong tương lai)
• Cấu trúc phổ biến trong các quảng cáo.
Có 2 loại cấu trúc cơ bản.
1- Đêck hiểu – Hiểu
2- Hiểu – Đêck hiểu
Phân tích kỹ hai loại cấu trúc này
1- Đêck hiểu – Hiểu:
Loại này phổ biến ở nước ngoài. Đặc tính là làm cho người xem tò mò và kết thúc bằng sự bất ngờ, thú vị, khiến người tiêu dùng hiểu thông điệp QC và có cảm tình với nhãn hiệu. Bước 1: người xem sẽ không hiểu nhân vật trong quảng cáo đang làm gì. Bước 2: người xem hiểu quảng cáo muốn nói điều gì với họ một cách thú vị.
Ví dụ: Một cô gái cực đẹp, xêch-xì, chân dài như đường 3 Tháng 2, bước về phía chàng trai. Cô có vẻ rất “nóng bức”. Cô cởi một nút áo và để lộ chiếc cổ trắng ngần và một phần bộ ngực nóng bỏng. Cô gái nói với chàng trai: “em muốn cùng chia sẻ với anh”. Chàng trai trả lời giọng dứt khoát: “lượn đi cho nước nó trong!”. Cô gái ngỡ ngàng bước đi. Chàng trai cầm chai bia lên nhìn rồi nói: “Mịa, Bia ngon thế này, ngu gì mà chia sẻ”.
Ta có thể thấy rõ hai bước:
Đêck hiểu: Sao cái thằng đần ấy lại từ chối cơ chứ?
Hiểu: Cái thằng đấy chẳng đần tí nào. Bia ngon hơn gái.
2- Hiểu – Đêck hiểu:
Loại này phổ biến ở nước ta. Đặc tính là làm cho người bán hàng, dịch vụ thấy được thứ họ muốn thấy, hiểu điều họ muốn hiểu còn kệ mẹ người tiêu dùng nghi gì, hiểu thế nào. Bước 1: người xem hiểu ngay nhân vật trong quảng cáo đang làm gì. Bước 2: Người xem không hiểu QC định nói gi với họ.
Ví dụ: Một chàng trai cầm chai bia lên uống với vẻ mặt đầy mãn nguyện. Sau đó chàng chai “khà” một cái đầy sảng khoái rồi một tay đưa chai bia ra trước ống kính máy quay, một tay đưa ngón cái thể hiện No1. Cùng lúc đó một cô gái rất xếch xì bước lại, đứng bên cạnh chàng chai và cũng đưa một chai bia ra trước ống kính. Cả hai chai bia bỗng lóe sáng lấp lánh, thể hiện sự cao quý sang trọng của chai bia. Câu xì lô gần: Hương vị calistotalmilosovic độc đáo thăng hoa cùng cảm xúc vitamin A.
Như ví dụ trên, ta có thể hiểu dễ dàng là chàng trai uống loại bia cực con mẹ nó ngon. Diễn biến sau đó thì… Hiểu chết liền.
Tóm lại, hai cấu trúc trên chi phối toàn bộ hướng đi, diện mạo của QC. Dù bạn muốn hay không muốn thì đó là con đường cần và đủ để tiếp cận với ngành quảng cáo thực sự tại nước ta. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong chuyên đề tiếp theo về quảng cáo: Chất thơ trong quảng cáo Việt.
(ĐỐCTỜTI - NGU CÓ GU)
Hôm nay thật lộn xộn
Công việc lộn xộn, bản thân lộn xộn, suy nghĩ cũng lộn xộn.
Ăn gì ở Đà Nẵng? Fact: Mình đã ăn hết danh sách này trong khoảng 2 ngày thôi đó :))
Mít trộn bà Rọm
1. Bánh mì bà Lan - 62 Trưng Nữ Vương 2. Hải sản bà Thôi - 104 Lê Đình Dương 3. Hải sản bà già (recommend món tôm rang me chấm bánh mì, nghêu hấp, chíp chíp hấp) - 278B Hoàng Diệu (gần bánh xèo bà Dưỡng, từ ngã 4 Ng Văn Linh - HD đi ngược hướng phía FPT Shop 5 ph) 4. Bánh tráng 2 đầu da Lục Lạc - 4 Lê Duẩn 5. Mì quảng - Mình ăn ở 1 quán hàng rong thôi 6. Bánh cuốn Tiến Hưng - 190 Trần Phú 7. Nem lụi - Trần Phú, nước chấm rất ngon 8. Mít trộn, bún mắm bà Rọm - vỉa hè đoạn 47 Hoàng Diệu, bán từ 3g chiều 9. Xoa xoa, chè các loại - Ex: Chè Xuân Trang ko ngon được cái lâu đời :)) 10. Bánh bèo bà Bé - 100 Hoàng Văn Thụ
Hải sản Bà già nè!
11. Bánh tráng nướng - Mình ăn ở gần Chợ Nại Hiên trên Trưng Nữ Vương, buổi tối 12. Kem, mít lạnh - Góc Trần Quốc Toản (số 10) - Trần Phú 13. Bánh canh cá lóc - Hoàng Diệu (hải sản bà già đi xuống 3 phút, sẽ thấy ở đối diện) 14. Bò né Khanh - Góc Hoàng Văn Thụ - Cô Giang 15. Bánh căn ở sát chợ Nại Hiên, Trưng Nữ Vương 16. Cháo gà, xôi gà đối diện chợ Nại Hiên, Trưng Nữ Vương
James - The End of the F***ing World
“Cả một đời nghe biết bao nhiêu đạo lý, nhưng vẫn không sống tốt cuộc sống này.”
—
Phim Không ngày gặp lại (via thang-9)
Reblog bao lần vẫn thấy buồn. Không hiểu sao lại thấy buồn khi đọc câu này.
(via thang-9)
Hôm nay mình đi thử việc
Chà, đã hơn 2 năm rồi cảm giác này mới lại tiếp diễn. Cảm giác thế nào nhỉ, ừm thì kiểu được cũng được mà không được cũng được vậy. Mình bắt đầu trong tâm thế khá thoải mái, mặc dù chẳng còn có ai đứng sau mình nữa.
Vừa làm vừa nghĩ dạo này mình kém tập trung ghê, đầu óc cứ mơ màng để đâu đâu
Hết nghĩ năm nay phải lấy chồng rồi, nếu đã không tốt thì qua 29 lấy cũng được.
Có nhiều người buồn cười thật, chẳng hạn chơi với nhau, có đứa bạn làm họa sĩ, nhạc sĩ, làm thơ, viết văn, làm thợ xăm, làm đầu bếp thì y như rằng có kiểu: “Dạo này thằng đấy bay lắm, suốt ngày thơ thẩn.” “Suốt ngày thấy vẽ vời” “Toàn hát với chẳng hò” - như kiểu đó là một cái gì đó rất đáng kinh, ở đây là nói với thái độ đáng kinh, thậm chí khinh, chứ không phải là câu trêu đùa bình thường nhé.
Vài bạn nhạy cảm, thì họ thấy rất tủi thân, phần lớn chọn co mình lại không dám “phát tiết’ một cách thoải mái nữa. Những người nói những lời ấy, không nghĩ đó là một sự tổn thương đem lại cho người "tình cờ” nghe được.
Đã chơi được với nhau, là chấp nhận được cả cái phần khác biệt của đối phương, của bạn bè. Đó là những nét chấm phá tạo nên bức tranh muôn màu của cuộc sống và xã hội. Mỗi người sinh ra chẳng ai giống ai, mỗi đứa một con đường, một lựa chọn và một tài năng. Bạn bè nếu chăng đi con đường không giống mình mà chọn thứ chông gai hơn, thì ủng hộ nó, chứ đừng dìm nó bằng mấy câu nói đùa khiến người khác khó chịu và đau lòng.
Gặp bạn bè, tôi thích hỏi dạo này mày thế nào, có vui không, và nếu đủ thân thiết, tôi sẽ hỏi bạn có hạnh phúc không. Tôi luôn hy vọng bạn tôi hạnh phúc với thứ bạn chọn, vì chọn cái gì trong cuộc đời này cũng là đánh đổi, và cũng nhận về chút gì đó tổn thương. Tốt hay xấu cũng vậy thôi.
Chơi với nhau, thì chân thành làm đầu. Không phải dựa vào cái tiền tài màu mè để làm giá và phông bạt. Đường còn dài, 2 - 3 cơn sóng giữ gió giật là bay hết. Tử tế thì mừng cho bạn, lo cho bạn. Còn không, tốt nhất đừng mở mồm nói những lời tổn thương. Lớn cả rồi, suy nghĩ cho kỹ vào rồi hãy nói.
Còn bạn tớ ạ, thích làm gì cứ làm, người quyết định là ở bạn. Nhiều lúc phải biết nghe cái gì cần nghe, bỏ ngoài tai cái gì cần bỏ. Bản thân mình mà không dũng cảm với lựa chọn của mình, thì thất bại là lẽ đương nhiên thôi. From BeP
Chắc mình vẫn sẽ khóc như vậy
“Rồi sẽ có một ngày mùa đông, bạn ngồi trong phòng. Vô tình đọc lại từng câu chữ bạn ghi vào thời điểm này một năm đã rất xa, cho một người bây giờ cũng đã rất xa, rất lạ, mà bạn đã rất thương. Sống mũi bạn cay cay, mắt bạn nhòe đi một nửa, nhưng bạn sẽ không khóc. Vì bạn không có thời gian khóc cho quá khứ, bạn đã đi được một quãng đường rất dài, bạn đã rất giỏi rồi.
Cuộc đời là vậy đó, đem biết bao kỷ niệm thật đẹp để khiến bạn yếu lòng mà quay đầu lại. Nhưng bạn phải chiến thắng cuộc đời, ngay cả khi không có cơ hội nào nữa!”
Không sao hết nghĩa là có sao, sao rất nhiều, sao cả rổ
Có người làm mình buồn, cũng sẽ có người làm mình vui, nói chung tối thứ 6 vẫn là buổi mình thích nhất.
Người ta thích mình vì có mình người ta sẽ vui hay người ta chỉ thích mình vì mình làm người ta vui. Nếu mà người ta vui mình có vui không? Nếu người ta vui mà lòng mình buồn, nếu mình vui mà lòng người ta không vui, hay là chẳng ai vui cả nhưng phải giả bộ vui. Cuộc sống người lớn nhiều chuyện ha
Mình muốn đi đâu đó, rời xa khỏi thành phố này, đi đâu cũng được, một mình cũng được.
Hôm nay mình buồn lắm, mình dành cho người ta tất cả không có nghĩa là mình sẽ nhận lại tất cả, phải thế không?
“Những gì đã qua, những gì đã mất. Ta nhìn nhau biết nói làm sao”
146 posts