Từ bỏ
Hôm nay tâm trạng mình phá lệ mà trở nên ủ ê quá chừng, mình bị sao rồi, mình có đang bình thường không? Tại sao tâm trạng của mình lại phụ thuộc vào một người? Vì người mà thay đổi?
Mình là ai? Tại sao mình lại như vậy?
Giữa một đêm có quá nhiều cảm xúc lẫn lộn thế này, em cảm giác rằng mình dường như được nặn bằng nước. Bất cứ lúc nào cũng khóc được.
Dạo này hay khóc quá, xấu thật đấy.
Hôm nay buồn quá
Một nỗi buồn to đùng không biết để đi đâu từ trên trời rớt xuống.
Mình muốn đi đâu đó, rời xa khỏi thành phố này, đi đâu cũng được, một mình cũng được.
Hôm nay mình buồn lắm, mình dành cho người ta tất cả không có nghĩa là mình sẽ nhận lại tất cả, phải thế không?
Suốt cả trưa nay, trong 30 phút được nghỉ ngơi ngắn ngủi mình đã không thôi nghĩ ngợi duy nhất một vấn đề, nói chính xác hơn là về những lời hứa.
Người ta bảo không nên thốt ra lời hứa lúc vui, người nói có thể quên ngay nhưng người nghe sẽ ghi nhớ và kỳ vọng suốt đời. Bởi thế mình luôn cẩn trọng mỗi khi mở lời với một ai, vì mình sợ sẽ có người hy vọng rồi lại thất vọng hoặc hơn nữa vì mình ?! Thế mà sự cẩn trọng của mình đổi lại toàn dối trá. Mình đối với họ toàn tâm toàn ý, khi nhận lại thì chỉ là tuỳ tâm.
Tất cả chỉ vì mình tin người, mình dễ tin người vl
Ngày đầu tiên thất nghiệp. Chả biết viết gì nên share lại bài cũ để lấy hứng viết tiếp.
Nhận diện quảng cáo nước nhà
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, ngành quảng cáo bỗng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Trong hoàn cảnh kinh tế đổi mới, ngành quảng cáo ở VN được coi là một ngành nghề mới (dù đã ra đời từ thời Thánh Gióng). Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin bàn đến một vài khía cạnh nhỏ của ngành quảng cáo nước nhà.
• Các loại hình quảng cáo chủ yếu
Có hai loại cực phổ con mẹ nó biến trên thế giới là phăng-sờ-nồ (QC lý tính) và I-mâu-sờ-nồ (QC cảm tính). Ngoài 2 loại hình quảng cáo trên, ở nước ta còn phát triển thêm một loại cực con mẹ nó đặc biệt đó là loại E-ni-mồ (tạm dịch là “x”úc vật hay còn gọi là QC thú tính).
Chức năng nhiệm vụ của tất cả các loại hình quảng cáo thì cuối cùng cũng là kiếm xèng cho người bán sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên cách tiếp cận người tiêu dùng thì khác nhau tí tẹo.
- Phăng-sờ-nồ (QC lý tính): Dùng đặc tính ưu việt của dịch vụ, sản phẩm để lý luận và thuyết phục NGƯỜI TIÊU DÙNG.
- I-mâu-sờ-nồ (QC cảm tính): Dùng cách nói chứa chan tình cảm để cưa cẩm, tác động vào cảm xúc NGƯỜI TIÊU DÙNG.
- E-ni-mồ (QC thú tính – hay QC “x”úc vật): Kết hợp “xúc” (có yếu tố tình cảm) với “vật” (có yếu tố vật chất) nhằm làm rối loạn nhận thức của người tiêu dùng và bản thân người làm quảng cáo. Mục đích của loại quảng cáo này là LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI BÁN HÀNG, DỊCH VỤ (còn gọi là thỏa mãn thú tính của người bán hàng - brand).
Để hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của từng loại hình QC trên, ta hãy cùng xem vài ví dụ điển hình:
Quảng cáo 1: Băng vệ sinh MissJohn với công thức cực huyền bí chưa từng ai khám phá (ngoại trừ mấy nhà khoa học nổi tiếng, giỏi vãi tè mà chưa từng ai biết tên) nay đã có DHA, Choline với tỉ lệ chuẩn không cần chỉnh theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ. Tăng cường trao đổi thông tin của các tế bào não giúp bạn thông minh hơn.
Đây chính là loại quảng cáo Phăng – sờ - nồ. Đơn giản là vì quảng cáo này đã đưa ra những đặc điểm nổi bật, ưu việt để tác động vào lý trí của người tiêu dùng (công thức huyền bí có DHA, nhà khoa học, Hoa Kỳ, trao đổi thông tin giữa các tế bào não…v.v)
Quảng cáo 2: Xe máy Vestila – cho bé yêu cảm giác gì đó rất yêu thương và đầy thương yêu theo kiểu gì đó rất yêu thương theo kiểu thương yêu.
Đây chính là loại quảng cáo I – mâu – sờ - nồ. Những yếu tố “bé yêu”, “thương yêu”, “yêu thương”, “cảm giác”… được tung ra vô số lần với mục đích vô cùng thâm độc là làm cho trái tim người tiêu dùng thổn thức. Cần đặc biệt lưu ý khi dùng loại QC này ở VN! “Có yêu thì nói là yêu/ Không yêu thì nói một điều cho nhanh” – câu thơ này đã chỉ rõ ra rằng đối với người tiêu dùng VN, QC Cảm Tính nhất định phải có chữ “bé yêu”, “yêu thương”. Nếu bạn muốn làm một QC Cảm Tính mà lại không nói chữ “bé yêu” vào thì vứt mẹ nó quảng cáo đi cho rồi. “Gợi cảm” là một yếu tố tốt, nhưng đấy là nói ở bên Tây. Chứ còn bên ta thì “gợi” sẽ biến thành “huỵch toẹt”. Vì thế, ở thị trường Việt Nam, một QC Cảm Tính tốt, nhất định không thể thiếu yếu tố “huỵch toẹt cảm”.
Quảng cáo 3: Dầu gội đầu Ômônôtô – Công thức đặc biệt chứa vitamin Z, không còn dấu hiệu của tóc, bóng mượt như sư, được tổng hội phật giáo VN tin dùng, cho bạn cảm giác như có bé yêu xoa đầu bạn. Dầu gội đầu Ômônôtô – Dịu dàng như bé yêu. Lâu tiêu như đầy bụng. (lưu ý là câu Xì - lô - gần lúc nào cũng phải có vần (như thơ) để người ta “dễ nhớ” và tăng cường tính súc vật của QC). Ta có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố súc vật trong quảng cáo này. “súc”: Bé yêu. “vật”: lâu tiêu (hiểu theo lý tính: ý là lâu hết). Do đó, quảng cáo này có thể xếp vào loai QC E-ni-mồ.
Trên đây là nhận diện 3 loại QC phổ biến nhất ở nước ta (Tất nhiên, còn vô vàn loại quảng cáo khác mà chúng tôi không có tham vọng đề cập đến và hi vọng sẽ có dịp nói sâu hơn về những loại QC khác trong tương lai)
• Cấu trúc phổ biến trong các quảng cáo.
Có 2 loại cấu trúc cơ bản.
1- Đêck hiểu – Hiểu
2- Hiểu – Đêck hiểu
Phân tích kỹ hai loại cấu trúc này
1- Đêck hiểu – Hiểu:
Loại này phổ biến ở nước ngoài. Đặc tính là làm cho người xem tò mò và kết thúc bằng sự bất ngờ, thú vị, khiến người tiêu dùng hiểu thông điệp QC và có cảm tình với nhãn hiệu. Bước 1: người xem sẽ không hiểu nhân vật trong quảng cáo đang làm gì. Bước 2: người xem hiểu quảng cáo muốn nói điều gì với họ một cách thú vị.
Ví dụ: Một cô gái cực đẹp, xêch-xì, chân dài như đường 3 Tháng 2, bước về phía chàng trai. Cô có vẻ rất “nóng bức”. Cô cởi một nút áo và để lộ chiếc cổ trắng ngần và một phần bộ ngực nóng bỏng. Cô gái nói với chàng trai: “em muốn cùng chia sẻ với anh”. Chàng trai trả lời giọng dứt khoát: “lượn đi cho nước nó trong!”. Cô gái ngỡ ngàng bước đi. Chàng trai cầm chai bia lên nhìn rồi nói: “Mịa, Bia ngon thế này, ngu gì mà chia sẻ”.
Ta có thể thấy rõ hai bước:
Đêck hiểu: Sao cái thằng đần ấy lại từ chối cơ chứ?
Hiểu: Cái thằng đấy chẳng đần tí nào. Bia ngon hơn gái.
2- Hiểu – Đêck hiểu:
Loại này phổ biến ở nước ta. Đặc tính là làm cho người bán hàng, dịch vụ thấy được thứ họ muốn thấy, hiểu điều họ muốn hiểu còn kệ mẹ người tiêu dùng nghi gì, hiểu thế nào. Bước 1: người xem hiểu ngay nhân vật trong quảng cáo đang làm gì. Bước 2: Người xem không hiểu QC định nói gi với họ.
Ví dụ: Một chàng trai cầm chai bia lên uống với vẻ mặt đầy mãn nguyện. Sau đó chàng chai “khà” một cái đầy sảng khoái rồi một tay đưa chai bia ra trước ống kính máy quay, một tay đưa ngón cái thể hiện No1. Cùng lúc đó một cô gái rất xếch xì bước lại, đứng bên cạnh chàng chai và cũng đưa một chai bia ra trước ống kính. Cả hai chai bia bỗng lóe sáng lấp lánh, thể hiện sự cao quý sang trọng của chai bia. Câu xì lô gần: Hương vị calistotalmilosovic độc đáo thăng hoa cùng cảm xúc vitamin A.
Như ví dụ trên, ta có thể hiểu dễ dàng là chàng trai uống loại bia cực con mẹ nó ngon. Diễn biến sau đó thì… Hiểu chết liền.
Tóm lại, hai cấu trúc trên chi phối toàn bộ hướng đi, diện mạo của QC. Dù bạn muốn hay không muốn thì đó là con đường cần và đủ để tiếp cận với ngành quảng cáo thực sự tại nước ta. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong chuyên đề tiếp theo về quảng cáo: Chất thơ trong quảng cáo Việt.
(ĐỐCTỜTI - NGU CÓ GU)
Hôm nay mình đi thử việc
Chà, đã hơn 2 năm rồi cảm giác này mới lại tiếp diễn. Cảm giác thế nào nhỉ, ừm thì kiểu được cũng được mà không được cũng được vậy. Mình bắt đầu trong tâm thế khá thoải mái, mặc dù chẳng còn có ai đứng sau mình nữa.
Vừa làm vừa nghĩ dạo này mình kém tập trung ghê, đầu óc cứ mơ màng để đâu đâu
Hết nghĩ năm nay phải lấy chồng rồi, nếu đã không tốt thì qua 29 lấy cũng được.
“Chao ôi, đời sống mênh mông quá
Để thấy được nhau, mất cả đời
Thấy được, nhưng chắc gì giữ được
Giữ rồi, sau cũng rất hên xui.
Người ơi, đời sống mông lung thế
Tính ra nguồn ngọn, chắc là … thôi
Chi bằng ta rủ nhau an trú
Mỗi khắc gần bên, một khắc vui.”
(Nguyễn Thiên Ngân)
(Foto: Nguyễn Hoàng Duy)
1. Họ khao khát nhau nhưng chẳng ai dám bắt đầu
Chúng ta có đôi lần khao khát có được một ai đó, được ở cạnh bên họ, nhưng vì nhiều lý do mà chẳng ai trong cả hai dám bắt đầu. Đó có thể là khi bạn yêu một người khi họ đã có người khác bên cạnh, hoặc khi bạn phải lòng một người quá khác biệt so với bản thân đến nỗi sợ rằng nếu bắt đầu cũng sẽ đi đến một kết thúc chẳng đẹp. Có rất nhiều cái tại sao khiến cho những trái tim dù hướng về nhau nhưng cũng không dám bước tới, chỉ biết trong lòng mình thật sự yêu người ấy, mà mãi mãi không thể có được.
2. Khi rời đi rồi, mới nhận ra, ta chưa nói xong những gì cần nói
Cuộc sống là vậy, ở thời điểm cần đưa ra quyết định đúng đắn thì bạn lại đắn đo, ở giây phút cần nói những điều cần nói thì bạn lại chọn cách im lặng. Cuộc sống tồn tại rất nhiều điều hối tiếc, một trong số đó chính là cảm giác canh cánh trong lòng khi đúng ra ở giây phút cuối ấy, ở thời khắc bạn và người ấy đứng ở lựa chọn chia xa hay ở lại, ở vào lúc bạn cần nói hết những gì mình có trong lòng, thì bạn lại không thể nói ra. Chỉ khi rời xa nhau rồi và nghĩ lại, bạn mới nhận ra À, hoá ra lúc ấy mình đã có thể làm khác đi, nhưng không còn cơ hội nữa.
3. Cảm giác cay đắng khi biết rằng, rồi tình yêu này cũng sẽ chẳng kéo dài mãi
Có người bảo, người đáng thương nhất là người ở giây phút vừa bắt đầu yêu đã tin rằng tình yêu đó rồi cũng sẽ chấm dứt. Vào giây phút bạn bắt đầu một mối quan hệ, bạn đã mặc định rằng rồi thì cả hai cũng phải chia tay, thử hỏi bản thân bạn có bỏ ra chút cố gắng nào hay thật sự hết lòng vì mối quan hệ đó nữa hay không? Những tổn thương trong quá khứ đứng ra làm rào cản khiến bạn mất lòng tin vào một tình yêu thực sự, một tình yêu có thể là mãi mãi, khiến bạn dù vẫn có khả năng yêu nhưng lại luôn thấy đắng ngắt ở trong lòng rằng rồi thì tình yêu rất đẹp này cũng sẽ chết dần chết mòn theo năm tháng mà thôi.
4. Cái cảm giác dành cho người mình từng yêu trong quá khứ
Người yêu cũ chính là một danh xưng không bao giờ ngừng xoáy vào tâm trí con người ngay cả khi họ đã đang bước trên con đường tiến về phía trước. Cũng giống như quá khứ dù nằm lại phía sau nhưng bạn không thể vứt bỏ cũng không thể thay đổi, và thậm chí nó còn phần nào tạo ra bạn của hôm nay, người yêu cũ cũng chính là một khái niệm bạn không thể cưỡng cầu mà quên đi, chỉ có thể chấp nhận để nó nằm lại đó trong tim mình. Cảm giác dành cho một người mình đã-từng-yêu, đối với mỗi người lại ẩn dưới một lớp áo khác nhau nhiều lắm; có vui, có buồn, có nước mắt, cũng có oán trách lẫn nuối tiếc. Người yêu cũ chính là như vậy, như một vết xước dài trên mặt kính, nằm đó im lặng và phản chiếu mỗi khi ánh sáng đi ngang.
5. Hơn cả thích, nhưng chưa phải yêu
Có những người cảm thấy thích thú với đối phương hơn bình thường, họ cảm thấy cần nhau, muốn ở bên nhau, nhưng lại tình cảm không đủ mãnh liệt đến mức cho nhau một danh phận. Những người như thế nằm ở “khoảng giữa” trong một tình cảm mà người ta vốn muốn rạch ròi: hoặc yêu hoặc không. Có những người như vậy, vì quá bận rộn với cuộc sống này, nên họ chọn cách tìm đến nhau khi mệt mỏi, cho nhau cái đối phương cần khi có thể, một cách đàng hoàng và có tình cảm thật sự. Đôi khi, bạn chỉ cần biết mình có cảm giác với họ và họ cũng thế, vậy là đủ rồi.
6. Người mà tôi hoàn toàn mê đắm
Người đem lại cho bạn cảm giác chỉ cần người ấy thôi, cả thế giới này hoặc là rất đẹp hoặc là không còn quan trọng nữa.
7. Cái cảm giác nhớ nhung ai đó, hoặc thứ gì đó từng thuộc về mình; nhưng giờ điều đó, người đó đã mất rồi và không bao giờ quay lại nữa
Bạn có nhớ bao nhiêu cũng không thể chạm, có nghĩ đến bao nhiêu cũng không thể nói chuyện, có thương yêu bao nhiêu cũng không thể có được lần nữa. Lúc ấy, bạn sẽ hiểu được từ “không bao giờ” nó đau đến thế nào.
8. Yêu, và được yêu trọn vẹn.
Cả cuộc đời, có nhiều người chỉ mong muốn được một lần đắm mình trong cảm giác này thôi: Yêu và được yêu bởi cùng một người thật trọn vẹn. Sẽ không còn những câu chuyện về một người đội mưa che ô cho một người, trong khi người ấy lại mặc kệ bản thân bị cảm mà lo lắng cho một người khác bị ướt. Thế giới này lúc ấy, chắc chắn sẽ đẹp hơn nhiều lắm.
9. Đau đến nghẹt thở vì mãi mãi không thể có được người mà ta thương
Có đôi lúc trong đời, bạn không may mắn yêu phải một người mà ngay từ đầu đã không thể nào là của mình, cho dù bạn cố gắng đến đâu đi nữa. Có đôi lúc trong đời, người khác nhìn vào tưởng là bạn không có khả năng giành lấy, nhưng sự thật là cho dù có khả năng, bạn cũng không thể nào đưa tay ra mà đoạt lấy người ấy.
10. Chẳng còn chút cảm giác nào với người ta đã từng yêu
Thật lạ làm sao một người giây phút trước đối với ta vẫn là xa lạ, ngay sau đó đã biến thành một phần của cuộc đời. Và cũng thật tàn nhẫn làm sao khi người với người, kể cả có yêu nhau sâu đậm cách mấy vẫn có thể đi đến lúc ngay cả nhìn mặt nhau thôi cũng là không thể nữa. Bạn chỉ là sẽ đến một khoảnh khắc, đứng nhìn người mình từng yêu mà không si không hận, không oán không trách, không buồn không vui. Bạn sẽ chỉ im lặng đứng nhìn người ấy với một nỗi băn khoăn, rằng tình cảm ngày xưa thật sự đã chạy đâu mất rồi?
đây chính xác là những gì mình trải qua trong hơn 1 năm vừa rồi, cảm giác đi từ hy vọng, kỳ vọng rồi lần lượt thành thất vọng, nó đau khổ biết bao nhiêu.
Sao anh có thể làm em đau đớn hoài vậy, em đâu muốn gì nhiều, ngoại trừ bình yên...
Mình cứ tưởng sau khoảng thời gian dài như vậy, sau hàng trăm hàng ngàn lần suy nghĩ mình đã chấp nhận, đã nguôi ngoai, đã dứt bỏ đc họ nhưng sau 1 số lần như giấc mơ hôm qua, mình mới biết là mình chưa. Tim mình, não mình mà ko thể làm chủ đc. Ko thể bắt nó ko buồn hay ko suy nghĩ, ko mơ về ai đó nữa... bất lực thật ha...
Nhiều khi mình nghĩ hay cứ ôm kỷ niệm đẹp của quá khứ mà sống 1 mình đến già cho lành nhỉ... Nhưng rồi khi vô tình chứng kiến hoặc mơ thấy họ hạnh phúc bên người khác là mình lại từ bỏ suy nghĩ đó và lại muốn có 1 hạnh phúc như họ.
Nhưng bây giờ chưa dứt đc quá khứ thì chưa đến đc với ai cả dù họ có tốt đến mức nào đi nữa. Đến với ai cũng ám ảnh sẽ lặp lại kịch bản: ban đầu thì rất tốt, kết thúc lại dở tệ...
Mình luôn tin là mỗi người đều có 1 người sinh ra dành riêng cho mình. Đến bây giờ, cái người định mệnh ấy với mình sẽ là người: đợi đc đến lúc mình sẵn sàng yêu họ. Nếu họ ko đợi đc mà đến với người khác thì ko phải người dành cho mình rồi.
Hôm qua dì lại mai mối cho 1 người và mình vốn ghét trò mai mối nên đã ko thèm ra tiếp. Mình biết mình làm thế là bất lịch sự và có lỗi với họ nhưng ko còn cách nào khác. Họ có chửi mình hay bảo mình điên, già rồi còn kén chọn mình cũng chấp nhận thôi... sống đến tầm này mà còn để tâm ai nghĩ gì về mình thì sao sống nổi.
Dì trách mình và bảo ngta đến ko thích thì cứ tiếp, cứ cắm ca cắm cảu, cứ lấy chồng đi có đứa con rồi ko hợp thì bỏ, ít ra có đứa con sống cùng nó, về già sống 1 mình đau ốm ai chăm. Xong ai khoe ảnh gia đình hạnh phúc cũng bảo đấy mày thấy ngta có vợ có chồng sướng chưa, chả ai sống 1 mình mà hạnh phúc cả ... rát hết cả tai. Mình thậm chí p gắt lên là thôi dì đừng nói nữa cháu đau đầu lắm, mỗi ng 1 tiêu chuẩn hạnh phúc riêng chứ. Dì nói nữa cũng ko thay đổi đc gì đâu. Thế là dì dỗi mình, ko thèm nói gì luôn...
Mình phải nói thật là mình ko thích tính cách của dì. Cứ áp đặt quan điểm của mình lên ng khác. Dì nghĩ làm thế là tốt cho mình nhưng mình có cần đâu, thấy rất phiền là khác... Mình biết là mình có nói bao nhiêu đi nữa dì cũng ko bao giờ hiểu đc đâu. Ngược lại mình cũng ko nghe theo dì đc. Haiz, dù dì có giận ko thèm nhìn mặt mình nữa mình cũng chấp nhận thôi. Cuộc đời mình mình phải sống theo ý mình chứ, dù có thế nào mình cũng là người chịu hậu quả cho những quyết định của mình chứ có ai chịu thay đc...
Lâu rồi ko lên tum này than thở, hôm nay nhiều chuyện dồn nén quá ko chịu nổi lại ngoi lên vậy. Tự kỉ mãi ở story ig thì cũng chán...
Nếu đã giải thích mà người ấy không tin, đừng lo lắng. Hãy xem điều đó như một thước đo. Độ thông minh của họ sẽ tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian họ hiểu ra mọi chuyện
林氏垂簪 - mahcv (via mahcv)
“Những gì đã qua, những gì đã mất. Ta nhìn nhau biết nói làm sao”
146 posts